1. Bối cảnh ngành F&B tại Việt Nam
Trải qua 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid và sự suy thoái kinh tế của nửa đầu năm 2023, ngành kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp không ít khó khăn khiến cho người tiêu dùng có khuynh hướng thắt chặt chi tiêu, điều này dẫn đến thị trường FnB tại Việt Nam cũng có nhiều biến chuyển.
Tuy nhiên, bất chấp bối cảnh gặp nhiều thách thức của hiện tại, ngành fnb vẫn luôn là một mảnh đất màu mỡ để khai thác và phát triển. Bằng chứng cho thấy, ngày càng nhiều “trend” liên quan đến đồ ăn tạo ra làn sóng mua sắm cũng như lượt bàn luận tăng vọt tại các kênh mạng xã hội, có thể kể đến: trà mẵng cầu, cà phê muối, gỏi gà măng cụt, Mixue,…Bên cạnh đó các thương hiệu tên tuổi trong giới F&B như Phê La, Katinat, Highlands Coffee,…cũng đang không ngừng mở rộng hệ thống và ngày càng đầu tư hơn về mặt định vị thương hiệu.
Theo thống kê tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy doanh thu ngành F&B tại Việt Nam đang chịu sự suy giảm đáng kể đối với các doanh nghiệp quy mô lớn , trong khi đó doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang nỗ lực lội ngược dòng và đang nhận lấy những tín hiệu tích cực. Qua đó có thể nhận thấy rằng, tuy mức doanh thu chung của ngành đang sụt giảm nhưng nhu cầu tiêu dùng không hề thay đổi mà có khuynh hướng tập trung vào các sản phẩm bình dân hơn.
Chính vì lý do đó, ngoài việc chuẩn bị một nền tảng tài chính ổn định thì những yếu tố như marketing, chất lượng sản phẩm, xu hướng công nghệ,….cũng sẽ tác động rất nhiều đến tình hình kinh doanh trong thời gian tới của các doanh nghiệp.
2. Các xu hướng công nghệ ngành f&B đang được ứng dụng rộng rãi
Để đón đầu những làn sóng mới của thị trường, doanh nghiệp kinh doanh F&B chắn chắn không thể bỏ qua những xu hướng công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi và có sức ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành.
Thanh toán không tiền mặt
Thanh toán không tiền mặt hay còn gọi là thanh toán không tiếp xúc đã trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc và phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, thanh toán không tiền mặt có thể thực hiện qua nhiều hình thức như: thanh toán qua ví điện tử (Momo, Zalo Pay, Viettel Pay,…) ngân hàng số, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng…hoặc thường thấy nhất ở định dạng QR code dẫn đến các cổng thanh toán liên quan, hỗ trợ quá trình thanh toán diễn ra thuận tiện và nhanh chóng.
Ứng dụng giao đồ ăn là một trong những xu hướng công nghệ ngành F&B phổ biến
Tuy đã được đưa vào xử dụng từ rất lâu, xu hướng đặt đồ ăn qua các app giao hàng gần như không có sự giảm nhiệt mà ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn. Thậm chí việc order đồ ăn qua các ứng dụng có thể đã trở thành một thói quen và sự lựa chọn hàng đầu với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này đã làm thay đổi cách mà các doanh nghiệp F&B tương tác với khách hàng và quản lý quy trình giao hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu một cách đnág kể. Một số ứng dụng giao đồ ăn được sử dụng nhiều nhất hiện nay: Grabfood, Baemin, Shopeefood, Gofood,…
Hệ thống theo dõi tồn kho tự động
Đối với các doanh nghiệp F&B với quy mô vừa và lớn, việc quản lý tồn kho bằng các phần mềm tự động là rất cần thiết. Các hệ thống này cho phép chủ nhà hàng cũng như các cấp quản lý có thể cập nhật ngay lập tức tình trạng hàng hoá và nguyên liệu, từ đó có những hướng xử lý kịp thời và tối ưu hoá nhiệm vụ quản lý tồn kho. Đồng thời quản lý tồn kho tự động còn hạn chế tối đa trình trạng thất thoát hàng hoá cho doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý nhà hàng là xu hướng công nghệ đang được ưa dùng
Là sản phẩm công nghệ không thể thiếu đối với các nhà hàng và hệ thống chuỗi nhà hàng vừa và lớn, việc quản lý nhà hàng bằng phần mềm mang lại hiệu quả cao cho gần như tất cả các quy trình vận hành của doanh nghiệp. Việc ứng dụng phần mềm quản lý chính là giải pháp đem đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng, với việc kết nối các bộ phận với nhau từ khâu đưa khách vào bàn, gọi món và lên món nhanh, cho đến quá trình thanh toán cũng diễn ra gọn nhẹ và tiện lợi hơn.
3. Quản lý nhà hàng toàn diện và hiệu quả với Bitebolt
iên, quản lý khách hàng, quản lý sản phẩm….Giúp cho nhà hàng và quán ăn có thể tối ưu hiệu suất quản lý một cách tinh gọn và hiệu quả nhất.
Các dịch vụ cung cấp bởi Bitebolt:
- Web Portal: Dễ dàng thực hiện các tác vụ quản lý từ xa, nhanh chóng đưa ra giải pháp giúp hệ thống nhà hàng hoạt động trơn tru và hiệu quả.
- Kiosk: Quy trình phục vụ khách hàng từ được thực hiện xuyên suốt từ khâu gọi món đến chuẩn bị và thanh toán trên một nền tảng duy nhất.
- Website: Tiếp cận hiệu quả tệp khách hàng online với quy trình đặt món đơn giản và thanh toán không tiền mặt. Nâng cao trải nghiệm dịch vụ tại nhà hàng với tính năng đặt món và yêu cầu phục vụ thông qua mã QR.
Tìm hiểu thông tin về Bitebolt tại đây.
0 Lời bình