(+84)28 2200 0113

info@ffood.com.vn

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

Discussion – 

0

Discussion – 

0

Những loại thuế cần biết khi kinh doanh ngành dịch vụ f&b

Các loại thuế cần biết khi kinh doanh F&B

Tại sao doanh nghiệp phải nộp thuế kinh doanh

Đóng thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cá nhân và doanh nghiệp khi kinh doanh. Việc này không chỉ là một nghĩa vụ nhằm đóng góp cho sự phát triển ổn định của quốc gia mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, khuyến khích tính minh bạch trong kinh doanh và gia tăng trách nhiệm tài chính.
Việc nộp thuế kinh doanh đầy đủ và đúng hạn không những giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rắc rối không đáng có mà còn giúp đánh giá một cách toàn diện doanh thu của nhà hàng, từ đó có thể mở rộng quy mô và định hướng phát triển của nhà hàng.

Các loại thuế cần đóng khi kinh doanh F&B

Tuỳ vào quy mô và doanh thu của mỗi nhà hàng mà mỗi doanh nghiệp sẽ có mức đóng thuế khác nhau. Tuy nhiên, 3 loại thuế kinh doanh phố biến tại Việt Nam mà các doanh nghiệp F&B cần lưu ý đó là: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Thuế môn bài – Loại thuế quan trọng ngành F&B

Thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí môn bài là một loại thuế trực thu mà nhà hàng phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước, tùy thuộc vào từng nước và từng địa phương.

Mức lệ phí (thuế) môn bài với hộ kinh doanh được quy định như sau:

  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm phải nộp 1.000.000 đồng/năm.
  • Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm phải nộp 500.000 đồng/năm.
  • Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm phải nộp 300.000 đồng/năm.

Hạn nộp thuế môn bài: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

Thuế môn bài

Thuế GTGT

Đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Tùy vào từng loại hàng, sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà có các mức thuế giá trị gia tăng phù hợp.

Công thức tính số thuế GTGT:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % thuế GTGT

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế GTGT: là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Tỷ lệ % thuế GTGT: 3% (đối với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống)

Thuế TNCN

Đây cũng là một khoản thuế trực thu theo quy định bắt buộc và phải thực hiện của mỗi chủ thể. Thuế thu nhập cá nhân được trích nộp từ một phần tiền lương và bất kỳ nguồn thu nhập nào khác vào ngân sách nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên

Đối với kinh doanh nhà hàng, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức:

Số thuế TNCN nhà hàng phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % thuế TNCN

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế TNCN: được tính như doanh thu tính thuế GTGT
  • Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân: 1,5%

Khấu trừ thuế là gì? Các khoản khấu trừ thuế cần lưu ý

Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng với các loại thuế mà theo đó tiền thuế sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc trên thu nhập. Chủ nhà hàng hoặc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ F&B cần lưu ý đến những khoản khấu trừ thuế sau để có thể tối ưu doanh thu và duy trì việc kinh doanh hiệu quả:

  • Chi phí máy móc, thiết bị: dùng để đầu tư trang thiết bị và các vật dụng cần thiết cho nhà hàng bao gồm: các loại máy móc, bếp, lò nướng, tủ lạnh,….
  • Chi phí nhân sự: Bao gồm các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp khác được thống nhất trên hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp như: phụ cấp ăn trưa, xăng xe, tăng ca,…
  • Chi phí thực phẩm, nguyên vật liệu: là loại chi phí quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ F&B. Tuỳ vào quy mô của nhà hàng, quán ăn mà chi phí này sẽ có sự thay đổi, thông thường loại chi phí này giao động trong khoảng 30%-40% tổng doanh thu.
  • Chi phí giấy tờ: Bất kì một doanh nghiệp nào khi hoạt động hợp pháp cũng cần phải chú ý đến các khoản chi phí cho cho các hạng mục thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ như: đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, giấy phép xây dựng, tư vấn pháp lý,….

Quản lý các khoản thuế của nhà hàng hiệu quả với Bitebolt

Với Bitebolt, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể linh động điều chỉnh các mức thuế áp dụng cho từng chi nhánh và mặt hàng sao cho phù hợp với quy định pháp luật, từ đó giúp cho việc tạo các báo cáo thuế rõ ràng và minh bạch hơn.

Ngoài ra, Bitebolt còn là một phần mềm cung cấp giải pháp quản lý nhà hàng, quán ăn một cách toàn diện và chuyên nghiệp với các tính năng thiết kế riêng cho ngành F&B. Tìm hiểu thêm về Bitebolt tại đây

Việc nắm rõ các thông tin về thuế khi kinh doanh ngành dịch vụ F&B sẽ là một điểm cộng lớn giúp cho chủ nhà hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Theo dõi Bitebolt để cập nhật thêm nhiều kiến thức kinh doanh ngành F&B hay ho nhé!

————–

Bitebolt – Tối ưu hoá quy trình quản lý doanh nghiệp bằng giải pháp số
Email: info@ffood.com.vn
Phone: 0866 09 02 09

Tags:

zoey

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You May Also Like